Trám răng lấy tủy có đau không? Công nghệ trám răng lấy tủy không đau
Sâu răng, viêm tủy là bệnh lý nha khoa khá phổ biến với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Khi gặp phải tình trạng này, một vài trường hợp cần lấy tủy để bảo tồn gốc răng tốt hơn. Vậy trám răng lấy tủy có đau không?
Lấy tủy răng là gì?
Trước khi tìm hiểu trám răng lấy tủy có đau không, ta cần nắm những khái niệm cơ bản về phương pháp trám răng lấy tủy này.
Tủy răng là một hóc nằm giữa ngà răng, bên trong sẽ có các dây thần kinh và mạch máu, thông trực tiếp với cuống răng. Tủy răng có chức năng cảm giác và nuôi dưỡng ngà răng. Với những người có sức khỏe răng miệng tốt thì phần tủy răng này sẽ được bảo vệ, tránh xa những tác hại từ vi khuẩn và thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.
Lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa có tác dụng làm sạch, loại bỏ mô tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử để chấm dứt tình trạng đau nhức. Sau đó là vệ sinh ống chứa tủy, trám kín để hồi phục và bảo vệ răng tốt hơn.
Bác sĩ sẽ chỉ định lấy 1 phần tủy răng hay toàn phần tùy vào mức độ hư hại của răng sâu. Cụ thể trường hợp lấy toàn bộ tủy răng sẽ áp dụng khi răng sâu không thể hồi phục, phần tủy răng đã bị hoại tử toàn bộ.
>>> Tham khảo: Trám răng sâu: Công nghệ trám răng Laser mới nhất
Những loại viêm tủy răng phổ biến
Cấu tạo của tủy răng bao gồm mô mềm, dây thần kinh và mạch máu. Một hàm răng khỏe mạnh sẽ có đầy đủ lớp men, lớp ngà răng để ngăn ngừa tủy răng khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
Tình trạng viêm tủy răng là do các lớp bảo vệ như lớp men, lớp ngà răng bị tổn thương. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây nhiễm trùng, gây sâu răng.
Hiện nay có 2 dạng viêm tủy răng phổ biến là viêm tủy răng cấp 1 và viêm tủy răng cấp 2. Trong đó, viêm tủy răng cấp 1 là trường hợp viêm nhẹ, có thể phục hồi, răng có tình trạng nhạy cảm với nhiệt độ và đồ ăn cứng. Tuy nhiên, lúc này cơn đau tủy răng nhẹ hơn, vẫn có thể điều trị mà không cần lấy tủy.
Trường hợp viêm tủy răng cấp 2 không thể hồi phục là tình trạng viêm nặng, nghiêm trọng. Xảy ra khi vi khuẩn xâm lấn sâu và cần điều trị lấy tủy răng.
Trường hợp nào cần lấy tủy khi trám răng?
“Trám răng bít ống tủy có đau không” là câu hỏi rất được quan tâm và cũng là vấn đề khiến nhiều người cân nhắc mãi “Liệu có nên lấy tủy răng hay không?”.
Đầu tiên, bạn cần biết rằng nếu tình trạng tủy răng tổn thương không quá cấp thiết thì không bắt buộc phải lấy tủy do răng còn tủy sẽ được bảo vệ tốt hơn. Và dù tủy răng bị tổn thương nhưng vẫn có thể tồn tại suốt đời nếu bạn có cách chăm sóc tốt.
Sau đây là một số trường hợp cần phải lấy tủy răng để tránh các nguy cơ biến chứng về sau này:
– Răng bị vỡ, mẻ hoặc sâu răng diện rộng dẫn đến viêm tủy và nhiễm trùng nặng
– Đau nhức răng âm ỉ với mức độ ngày càng nghiêm trọng trong suốt thời gian dài
– Răng bị ê buốt hoặc nhạy cảm với thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh
– Đau nhức răng dai dẳng, lan lên vùng đầu mà không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau. Sau đó có một khoảng thời gian không còn cảm giác đau nhức do tủy răng đã bị hoại tử hoàn toàn và bắt đầu xuất hiện những ổ nhiễm trùng rộng. Khi đó, bạn cần đi lấy tủy răng để ngăn ngừa những ổ nhiễm trùng lan rộng sang những vùng khác
– Phần chân răng xuất hiện nhiều mụn mủ trắng và tái đi tái lại nhiều lần. Một vài trường hợp mụn mủ trắng xuất hiện mà không gây đau nhức nhưng lại làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu
– Ngoài ra, bệnh nhân cần lấy tủy răng khi tình trạng viêm gây ra một số triệu chứng kèm theo như sưng hạch bạch huyết, sưng má, sốt cao…
>>> Xem thêm: Trám răng có đau không? Hạn chế đau nhức khi trám răng
Thắc mắc: Trám răng lấy tủy răng có đau không?
Trám răng lấy tủy có đau không là lo lắng của rất nhiều người. Nhìn chung cảm giác đau là có nhưng không quá đáng sợ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
✎ Trong khi lấy tủy
Trước đây, khi nghe đến lấytủy răng, nhiều người sẽ cảm thấy đau đớn khi nghĩ đến. Vậy quá trình lấy tủy răng có đau không?
Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, quá trình chữa tủy răng hoàn toàn không gây đau đớn mà diễn ra hết rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Trong quá trình lấy tủy răng, bạn sẽ được sử dụng thuốc tê nên chỉ cảm thấy hơi cứng hàm một chút chứ không hề gây khó chịu hay đau nhức. Ngoài ra, nếu tay nghề bác sĩ giỏi và sử dụng đúng liều lượng thuốc tê thì việc thực hiện hút lấy tủy hoàn toàn nhẹ nhàng.
✎ Sau khi lấy tủy
Răng sau khi được lấy tủy đã được loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn viêm nhiễm, chấm dứt tình trạng đau nhức và ê buốt kéo dài. Sau thời gian điều trị 1 – 2 giờ, bạn có thể sẽ có cảm giác hơi ê, nhức nhẹ. Lúc này vật liệu trám còn mới và cần thời gian thích ứng với môi trường răng miệng.
Tuy nhiên, có một vấn đề khác mà bạn cần đặc biệt lưu ý là sau khi lấy tủy răng mà vẫn còn đau nhức, thậm chí cơn đau nghiêm trọng hơn kèm sưng mủ thì phải ngay lập tức gặp bác sĩ để kiểm tra lại vết trám. Tình trạng này có thể do bác sĩ lấy tủy chưa sạch hoặc có sai sót trong quá trình điều trị làm ảnh hưởng đến các mô mềm.
Bên cạnh đó, do cấu tạo mô tủy khá phức tạp nên việc lấy sạch tủy răng là không hề đơn giản. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất thì bạn nên tìm đến các nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ, nha sĩ giàu kinh nghiệm để quy trình lấy tủy răng diễn ra nhẹ nhàng và thành công hơn.
Cách khắc phục tình trạng lấy tủy răng bị đau
Khi bị đau nhức răng sau khi chữa tuỷ dù nguyên nhân là gì thì việc đầu tiên bạn cần làm là đến nha khoa để được kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát, chụp X-quang và đưa ra hướng xử lý tốt nhất.
– Nếu đau nhức là do thao tác trám ống tủy hoặc phục hình chưa chính xác thì bác sĩ sẽ tháo ra và tiến hành trám lại. Đảm bảo vật liệu trám răng đầy đặn và sát khít vào răng.
– Nếu là do tủy răng chưa được lấy hết thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết tủy trước, sau đó mới trám lại răng.
– Nếu sàn tủy hoặc chóp tủy bị thủng và không thể phục hồi, lúc này bác sĩ sẽ đề nghị nhổ chiếc răng đó. Sau khi nhổ răng, bạn nên tiến hành trồng răng Implant để đảm bảo mặt thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Quy trình lấy tủy trám răng chính xác nhất
Bước 1: Thăm khám và tư vấn trước khi lấy tủy.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng. Sau đó sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang để đánh giá mức độ viêm nhiễm hoặc để xác định có cần phải lấy tủy không. Đồng thời kiểm tra độ dài ống tủy để có phương án điều trị tốt nhất.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng.
Loại bỏ các mảng bám gây cản trở cho quá trình lấy tủy trám răng. Sau đó là làm sạch khoang miệng để hạn chế vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Bước 3: Thực hiện lấy tủy và điều trị viêm tủy răng.
– Đặt đế cao su ôm sát vào vị trí răng cần lấy tủy để tránh hóa chất rơi vào trong dạ dày.
– Trong trường hợp tủy đã bị hoại tử thì có thể hút tủy răng trực tiếp. Nhưng đối với răng còn tủy sống thì phải gây tê cục bộ để hạn chế tối đa cảm giác đau cho bệnh nhân.
– Tiếp theo, bác sĩ sẽ mở buồng tủy bằng các dụng cụ khoan chuyên dụng. Loại bỏ phần tuỷ bị viêm nhiễm, sau đó làm sạch khoang tuỷ để tránh còn sót lại phần mô tuỷ bị viêm.
Bước 4: Chụp phim quanh chóp răng để kiểm tra tình trạng răng sau khi chữa tuỷ đã triệt để chưa.
Bước 5: Phục hình răng sau khi chữa tuỷ.
Sau khi phần tủy viêm nhiễm đã bị loại bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành trám để bít lại ống tuỷ và các khoảng trống để tạo hình lại phần mô răng bị mất. Với các trường hợp răng gãy, vỡ lớn thì còn có thể chọn bọc răng sứ.
Bước 6: Tái khám định kỳ để kiểm tra chất lượng răng đã chữa tủy.
>>> Xem thêm: Trám răng có bền không, bao lâu thì nên trám lại?
Công nghệ trám răng lấy tủy không đau tại Nha khoa Bella
Tại Nha Khoa Bella, kỹ thuật trám răng lấy tủy sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi với tay nghề cao, giúp giảm ê buốt và đau nhức tối đa trong suốt quá trình nạo sâu, lấy tủy và trám răng thẩm mỹ.
Khi trám răng sâu chết tủy, bạn sẽ được gây tê để có thể yên tâm là không bị đau trong suốt quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, hệ thống máy vi phẫu điều trị tủy cho phép bác sĩ thao tác chính xác bên trong ống tủy nên đảm bảo không để sót tủy và không làm hỏng hay tổn thương đến ống tủy.
–––––––––––––––––––
✌ Vượt trội: So với kỹ thuật trám răng sâu thông thường là bổ sung trực tiếp vật liệu trám lên răng, sau đó chờ cho vật liệu trám khô. Thì kỹ thuật này thường gây ra tình trạng hình thành khoang rỗng sau khi chất trám đông cứng, dẫn đến vết trám hay bị co rút, dễ bong bật khi ăn nhai, tuổi thọ kém. Nhưng với công nghệ trám răng Laser hiện đại, vật liệu trám sẽ được kích thích tạo chân bám chắc vào các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt mô răng. Chưa kể đến nhờ hiệu sóng laser, miếng trám sẽ được làm đông cứng nhanh chóng trong khoảng 30-45 giây, ngăn tình trạng co rút miếng trám khi kích thích nóng lạnh, không bị khoang rỗng và cũng giúp tăng độ bền chắc cho vết trám.
✌ Hiệu quả phục hình và thẩm mỹ tốt: Công nghệ trám Laser 4.0 giúp mang lại hiệu quả rất tốt cho nhiều trường hợp khắc phục khuyết điểm về mặt hình thể, thẩm mỹ của răng. So với trám thủ công thì công nghệ trám răng sâu thế hệ mới này thích hợp tương tác với nhiều loại vật liệu trám khác nhau, tránh được tình trạng đóng cục gây mất thẩm mỹ, đảm bảo độ bền chắc, cải thiện chức năng ăn nhai cho răng.
✌ Bền chắc, tuổi thọ lâu dài: Trám răng Laser giúp chất trám được làm đông cứng hoàn toàn, miếng trám cứng chắc, chịu lực tốt, mà không bị cong vênh do các kích thích nóng lạnh từ thực phẩm hay lực ăn nhai. Theo các chuyên gia nha khoa, so với kỹ thuật trám răng thông thường, trám răng Laser Tech có độ bền chắc và tuổi thọ cao hơn nhiều.
✌ An toàn với sức khỏe răng miệng: Công nghệ trám răng Laser sử dụng bước sóng laser nên rất an toàn, không gây kích ứng nguy hại đến cho sức khỏe răng miệng, không làm ảnh hưởng đến mô răng. Đặc biệt thực hiện nhanh chóng, hạn chế ê buốt, sử dụng vật liệu trám răng lành tính với răng miệng.
.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật trám răng cũng như giải đáp được thắc mắc lấy tủy răng có đau không. Hãy tới trực tiếp Nha khoa Bella tìm hiểu, thăm khám miễn phí và có những trải nghiệm tốt nhất về phương pháp trám răng thẩm mỹ hiện đại mới nhất tại đây nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ — NHA KHOA BELLA
Địa chỉ: 267B Tô Ngọc Vân, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0837.43.3636
Email: [email protected]
Website: nhakhoabella.com
Facebook Nha Khoa Bella: facebook.com/nhakhoabella
Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h – 20h | Chủ Nhật: 8h – 17h