Bệnh viêm nha chu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nha chu là bệnh khá phổ biến của răng miệng, hay gặp ở lứa tuổi trung niên. Viêm nha chu gây ra tình trạng đau nhức, chảy máu, hôi miệng, thậm chí có thể gây tụt nướu, mất răng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh viêm nha chu là gì, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng nha khoa Bella tìm hiểu nhé!

Viêm nha chu là gì?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, bao gồm nướu, men chân, dây chằng, xương ổ và phần nhô ra ở phía dưới răng. Chức năng của nha chu là giữ sự vững chắc cho chân răng. 

Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu này bị viêm nhiễm, gây ra hôi miệng, chảy máu, đau nhức. Nếu không được điều trị, về lâu dài, nướu sẽ mất khả năng bám vào chân răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây tụt nướu và phá hủy xương ổ răng làm mất răng.

>>> Tham khảo: Áp xe răng mới là nguy hiểm như thế nào?

Các giai đoạn của bệnh viêm nha chu

Người bệnh rất hay bỏ qua bệnh viêm nha chu mà không đi khám bởi bệnh diễn biến khá thầm lặng. Bao gồm 4 giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1: Vôi răng tích tụ nhiều ở kẽ răng, cổ răng, viền nướu, gây viêm nướu răng.

– Giai đoạn 2: Nướu sưng phồng, chảy máu. Khi nhai thức ăn sẽ có tình trạng đau nhức, chảy máu nhiều.

– Giai đoạn 3: Xuất hiện các ổ vi khuẩn có chứa mủ, gọi là viêm nha chu.

– Giai đoạn 4: Các tổ chức xung quanh răng không còn bám chắc, gây tụt nướu, răng lung lay và dẫn đến mất răng.

Bệnh nha chu có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Khi có nướu có tình trạng sưng một thời gian rồi xẹp, sau đó lại sưng tiếp thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Bởi nếu để tình trạng này quá lâu sẽ gây chuyển biến bệnh nặng hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Sau khi bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?

Nguyên nhân viêm nha chu

Tiến trình phát triển của bệnh viêm nha chu
Tiến trình phát triển của bệnh viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến:

– Thói quen vệ sinh răng miệng kém: Làm cho các mảng bám tích tụ lâu ngày ở chân răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu, chảy máu chân răng.

– Thói quen không khám răng và cạo vôi định kỳ: Khiến vôi răng bám vào răng dày hơn, vi khuẩn tích tụ quá lâu ngày gây hư men răng.

– Hút thuốc lá thường xuyên: Làm tăng mức độ lan rộng vùng quanh răng, nguy cơ gây viêm nướu.

– Thói quen dùng vật nhọn xỉa răng: Dễ gây viêm nhiễm, chảy máu, hở chân răng.

– Rối loạn nội tiết tố cơ thể: Thường xảy ra ở tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

– Hệ miễn dịch kém: Người mắc các bệnh về tiểu đường, bạch cầu, nhiễm khuẩn, béo phì…

>>> Xem thêm: Dán sứ veneer không mài răng có thật không?

Cách điều trị bệnh viêm nha chu

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh viêm nha chu dù ở giai đoạn đầu cũng nên đi gặp bác sĩ sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. 

Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp:

1. Điều trị khẩn cấp bệnh viêm nha chu

Khi lớp niêm mạc bị sưng đỏ, đau, sờ thấy phập phều hoặc xuất hiện áp-xe ở vùng nướu.

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh, chống viêm để tạm thời khỏi. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm thời, bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mãn tính. Sau đó có thể sẽ bộc phát cơn cấp tính, thỉnh thoảng cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng.

2. Điều trị bệnh nha chu không cần phẫu thuật

Điều trị bệnh viêm nha chu
Điều trị bệnh viêm nha chu

Cách điều trị này sẽ tùy thuộc vào tình trạng viêm khác nhau:

– Bôi thuốc chống viêm và sát khuẩn vùng nướu bị sưng.

– Lấy cao răng.

– Kiểm tra các miếng trám răng, chỉnh sửa hoặc thay thế nếu cần.

– Phục hình răng tạm thời

– Cố định răng lung lay.

– Nhổ bỏ răng đối với những răng không thể giữ được.

>>> Tham khảo: Trồng răng implant có bền không?

3. Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật nha chu được thực hiện khi các cách điều trị khác không hiệu quả.

– Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Cắt giảm kích thước túi nha chu để dễ dàng vệ sinh mảng bám trên răng.

– Phẫu thuật tái tạo: Xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu. Khi các túi nha chu ngày càng sâu sẽ chứa nhiều vi khuẩn hơn và làm tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu, từ đó làm cho răng bị lung lay. Phẫu thuật này có thể làm tái tạo trở lại một phần xương và mô nha chu.

– Phẫu thuật ghép mô mềm: Nha chu bị sẽ làm tụt nướu và lộ chân răng. Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ giúp hạn chế tụt nướu và phục hồi các chức năng xung quanh răng. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ ở đường viền nướu.

Phòng tránh bệnh viêm nha chu

Phòng tránh viêm nha chu tái phát
Phòng tránh viêm nha chu tái phát

Để phòng tránh tốt nhất bệnh nha chu, bạn nên chủ động giữ gìn vệ sinh răng miệng:

– Chải răng với bàn chải mềm và kem đánh răng, nước súc miệng 2-3 lần/ngày vào buổi sáng, buổi tối và sau bữa ăn để hạn chế tích tụ vi khuẩn.

– Sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn dính bám kẽ răng.

– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần

– Ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng.

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh viêm nha chu, bạn nên tiến hành đi thăm khám ngay. Lưu ý nên đến các cơ sở nha khoa chất lượng uy tín, trang bị máy móc hiện đại  như Nha khoa Bella để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Giới thiệu nha khoa Bella

— NHA KHOA THẨM MỸ BELLA —

Địa chỉ: 267B Tô Ngọc Vân, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0837.43.3636

Website: nhakhoabella.com

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h – 20h | Chủ Nhật: 8h – 17h