Nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến và cách khắc phục

Nhiều người hiện nay đang không ngừng tìm kiếm nguyên nhân gây hôi miệng để có được cách khắc phục hiệu quả. Chứng hôi miệng gây ngại ngùng, xấu hổ khi giao tiếp. Làm thế nào để giải quyết được vấn đề này? Hãy cùng nha khoa Bella tìm hiểu nhé!
Các nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến
Đa số các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác như:
➢ Các sản phẩm thuốc lá
Những người sử dụng thuốc lá cũng rất hay bị một bệnh lý là viêm nha chu, một nguyên nhân hay gặp của chứng hôi miệng.
➢ Vệ sinh răng miệng kém
Các mảnh thức ăn còn bám trong miệng là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển tạo ra mùi khó chịu. Một số loại thức ăn như hành, tỏi và ớt cũng có thể gây ra chứng hôi miệng. Dần dần ở răng sẽ hình thành các mảng bám. Nếu không được làm sạch các mảng bám sẽ gây kích thích nướu và dần dần dẫn đến bệnh nha chu. Lưỡi cũng là nơi lưu giữ vi khuẩn dẫn đến gây mùi khó chịu.
Răng giả nếu không được vệ sinh thường xuyên hoặc được thiết kế không phù hợp với hàm cũng có thể lưu giữ thức ăn thừa cùng các quần thể vi khuẩn sinh mùi.

>>> Tham khảo: Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?
➢ Khô miệng
Nước bọt là một trong các yếu tố giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảnh thức ăn có thể tạo mùi. Khi lượng nước bọt tiết ra ít (khô miệng) sẽ có thể gây ra hôi miệng. Khô miệng tự nhiên xảy ra trong lúc ngủ dẫn tới một hiện tượng gọi là “hơi thở buổi sáng”, và hiện tượng này sẽ tồi tệ hơn nếu trong lúc ngủ miệng há ra. Khô miệng kéo dài có thể có nguyên nhân bắt nguồn từ tuyến nước bọt và một số bệnh lý.
➢ Sử dụng thuốc điều trị
Một số thuốc điều trị có thể gián tiếp gây ra chứng hôi miệng bởi chúng khiến miệng bị khô. Một số thuốc khác sau khi hấp thu thì thành phần thuốc có thể đi cùng hơi thở tạo mùi khó chịu.

➢ Do bệnh lý
Hơi thở khó chịu có thể được gây ra bởi các vết thương sau khi thực hiện can thiệp ở khoang miệng, chẳng hạn như nhổ răng, hoặc có thể là hậu quả của việc hư hại răng, bệnh nha chu hoặc lở miệng.
Nguyên nhân gây hôi miệng đôi khi xuất phát từ sỏi amidan (sỏi được hình thành trong amidan, có vi khuẩn trú ngụ và tạo mùi). Nhiễm khuẩn hoặc viêm mạn tính ở mũi, xoang hoặc họng cũng có thể gây hôi miệng.
Một số bệnh lý khác như: ung thư, rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra hơi thở có mùi đặc biệt. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease – GERD) có mối liên hệ với chứng hôi miệng.
>>> Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu là chất lượng?
Khắc phục từ nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi, mức độ nặng nhẹ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Chứng hôi miệng mặc dù không ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe nhưng đây lại chính là vấn đề ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm lý của người mắc phải.
Người bị hôi miệng do biết hơi thở qua miệng của mình nặng mùi thường rất mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Đặc biệt là những người hàng ngày có sự giao tiếp (giáo viên, thuyết trình viên, ca sĩ, dược tá bán thuốc, người bán hàng…) và những đối tượng thường có tiếp xúc, tâm sự như lứa tuổi học trò, sinh viên, giao lưu, trò chuyện trong gia đình, đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng.

Thậm chí có những người vì sợ người phát hiện ra mùi hôi của mình đã hạn chế tới mức tối thiểu việc giao tiếp hằng ngày. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao của người bệnh hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ giao dịch kinh doanh.
Để có thể điều trị dứt điểm, người bệnh cần được xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Từ đó sẽ có cách điều trị phù hợp
✓ Chữa hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém
Chữa hôi miệng và phòng ngừa hôi miệng từ sớm bằng cách:
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch kẽ răng, vệ sinh lưỡi thường xuyên
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch kẽ răng, vệ sinh lưỡi thường xuyên Cạo vôi răng định kỳ để loại bỏ hoàn toàn vôi răng
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch kẽ răng, vệ sinh lưỡi thường xuyênSử dụng nước súc miệng trị hôi miệng hoặc dùng thuốc trị hôi miệng được kê toa bởi bác sĩ nha khoa uy tín
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch kẽ răng, vệ sinh lưỡi thường xuyênHạn chế thực phẩm nặng mùi (tỏi, hành, các loại thực phẩm giàu chất béo, đường). Cần phải vệ sinh kỹ càng sau khi ăn các loại thức ăn có mùi.

>>> Tham khảo: Cạo vôi răng giá bao nhiêu?
✓ Chữa hôi miệng do sâu răng, viêm tủy răng
Cách trị hôi miệng tốt nhất đối với trường hợp hôi miệng do sâu răng là trám răng từ khi vết sâu mới chớm. Trường hợp răng bị viêm tủy, chữa tủy răng sớm sẽ giúp trị đau răng, bảo tồn tủy cho răng, và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi miệng.
✓ Chữa hôi miệng do viêm nướu
Khi thấy bắt đầu có dấu hiệu sưng nướu răng, chảy máu nướu, bệnh nhân cần thăm khám nha sĩ ngay để được chữa trị, ngăn chặn tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, cạo vôi răng định kỳ cũng là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa tình trạng viêm nướu từ sớm.

Sau khi hiểu được các nguyên nhân gây hôi miệng kể trên, bạn hãy chăm sóc và bảo vệ răng miệng của mình thật tốt nhé! Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với nha khoa Bella để được tư vấn chi tiết.
➠ Nếu có thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ:
— NHA KHOA THẨM MỸ BELLA —
Địa chỉ: 267B Tô Ngọc Vân, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0837.43.3636
Website: nhakhoabella.com
Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h – 20h | Chủ Nhật: 8h – 17h